Hội thảo quốc tế “Thiết kế đô thị bờ sông Sài Gòn”

Ngày 01/11/2018

Sáng ngày 01/11/2018, khoa Quy hoạch – Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề:  “Thiết kế đô thị bờ sông Sài Gòn”. Hội thảo sẽ diễn ra trong hai ngày 1-2/11.

Hội thảo thu hút sự tham gia của hơn 100 đại biểu là các chuyên gia, giảng viên, sinh viên… lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc. Hội thảo là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ quy hoạch đô thị  - Up week 2018 của khoa Quy hoạch.

Chủ trì báo cáo Hội thảo gồm ThS.KTS. Trần Trung Vĩnh (giảng viên khoa Quy hoạch – Trường Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh), các KTS và chuyên gia trong và ngoài nước.


Các diễn giả tham gia chương trình gồm: TS.KTS. Phạm Ngọc Tuấn (Trưởng Khoa Quy hoạch); TS.KTS. Trương Thái Hoài An (Giảng viên bộ môn Thiết kế đô thị); TS.KTS. Nguyễn Anh Tuấn (Viện trưởng Viện nghiên cứu – Sở Quy hoạch kiến trúc); Đại diện công ty Sala Thủ Thiêm (Đại Quang Minh); Th.KTS. Vũ Việt Anh (Viện trưởng Viện hợp tác quốc tế); GS. Bruno De Meulder (Đại học KU Leuven, Bỉ); GS. Kelly Shannon (Đại học KU Leuvan, Bỉ); GS. Li Qing (Đại học Tongji, Trung Quốc); GS. Chat Chuenrudeemoi (Chu lalongkorn University, Rangsit University, KMUTT, Thái Lan).

Hội thảo nhằm bắt đầu một cuộc thảo luận sâu sắc hơn về kiến trức và thách thức hiện tại về mặt nước tại TP. Hồ Chí Minh, sự phức tạp của nó do các bên liên quan khác nhau tham gi (cơ quan chịu trách nhiệm, nhà phát triển bất động sản, ngành nghề và người dân).

 Nhiều câu hỏi được nêu lên: Những gì đang xảy ra. Những vấn đề tiềm ần của hệ thống nước hiện tại là gì? Làm thế nào để kết nối lại đến việc xây dựng thành phố với dòng sông, bẳng cách xây dựng lại mối quan hệ này ở những nơi đã biến mất.

Vì vậy, cuộc thảo luận có thế giúp mở một cuộc tranh luận để tiếp tục nghiên cứu hoặc chiến lước trong dài hạn để được tích hợp. Hội thảo cũng là nơi thu thập ý kiến và các bài học  kinh nghiệm từ các chuyên gia trong và ngoài nước.


Ý nghĩa chủ đề “Thiết kế đô thị bờ sông Sài Gòn”

Qua ba thế kỷ hình thành và phát triển của TP. Hồ Chí Minh, sông Sài Gòn đã trải qua những thăng trầm tự nhiên và văn hóa. Sông Sài Gòn phát triển, từ yếu tố “nguồn gốc” của sự hình thành đô thị (qáu trình bồi đắp, vận chuyển đường thủy, hải cảng), đến một “vât hy sinh” hoặc “bị bỏ qua” trong thành phố trong suốt quá trình phát triển nhanh chóng của các thập kỷ gần đây (suy giảm mặt nước, tư nhân hóa, phân mảnh, ô nhiễm nguồn nước, lũ lụt, giảm đa dạng sinh học).

Ngày nay, nó được tái định nghĩa lại như một trung tâm thành phố mới trong quy hoạch tổng thể mới, nhưng người ta có thể lập luận rằng định nghĩa về “bờ sông như trung tâm thành phố được thúc đẩy bởi sự phát triển bất động sản đầu cơ, hơn là xem xét để tạo ra trung tâm công cộng (và tất cả các dịch vụ đi kèm với nó).

Bên cạnh đó, việc xác định lại sông Sái Gòn như là trung tâm thành phố. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, sẽ có tác động lớn đến dòng sông. Việt Nam là một trong năm quốc gia bị ảnh hưởng nhiếu nhất (theo Ngân hàng thế giới, năm 2007, OSA, 2010) với lũ lụt nghiêm trọng. Do đó, nước ngày càng gắn liền với các vấn đề xã hội, chính trị, sinh thái và kinh tế.

Tin khác
 Fanpage Khoa Quy hoạch
 Fanpage Trường
 Phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ
Bản quyền © 2012 thuộc về Trường Đại Học Kiến Trúc TP. Hồ Chí Minh