Sinh hoạt học thuật: 'Dự báo phụ tải điện theo mô hình động'

Ngày 07/11/2014

Buổi sinh hoạt học thuật đề tài“Dự báo nhu cầu phụ tải điện trong hệ thống lưới điện thông minh, sử dụng mô hình dự báo Tự điều chỉnh theo thời gian thực – Trường hợp điển hình cho TP.HCM (Việt Nam)” do ThS.KS Nguyễn Lê Duy Luân (giảng viên  bộ môn Năng lượng thông tin liên lạc - khoa Kỹ thuật Đô thị) trình bày hôm 5/11.

Đây cũng là đề tài Thạc sĩ của giảng viên Nguyễn Lê Duy Luân.

Bài báo cáo xuất phát từ mục tiêu và phương pháp nghiên cứu nhằm “Xây dựng mô hình dự báo phụ tải điện, sử dụng trong dự báo phụ tải ngắn hạn” với tên gọi “Mô hình dự báo Tự điều chỉnh Cơ số theo Thời gian thực”.



ThS.KS Nguyễn Lê Duy Luân và các giảng viên bộ môn NLTT -LL khoa Kỹ thuật đô thị tại buổi SHHT

Tác giả đi từ việc giới thiệu chung: Tình hình sản xuất điện ở Việt Nam từ năm 2000 – 2012; Tình hình tiêu thụ điện tại Việt Nam; Quy hoạch Tổng điện VII (Tổng sơ đồ VII, giới thiệu: Bảng quy hoạch phát triển công suất đặt nguồn vào năm 2020 và năm 2013 theo quy hoạch điện VII.

Đồng thời, tác giả cũng giới thiệu sơ lược về khái niệm lưới điện thông minh, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dự báo phụ tải trong quá trình phát triển và ứng dụng lưới điện thông minh.

Bài báo cáo đã trình bày phương  pháp dự báo nhu cầu cung cấp phụ tải và nhu câu tiêu thụ dựa vào dữ liệu lịch sử của phụ tải, có xem xét đến điều kiện thời tiết.

Các thuật toán được sử dụng bao gồm: Thuật toán Bình phương Đệ quy Tối thiểu, áp dụng để tính toán vòng lặp dự báo 24 bước; Thuật toán Hồi quy tự điều chỉnh tích hợp phương pháp bình quân thông số nhiệt độ (SARIMA).

Trên cơ sở thuật toán SARIMA và thuật toán bình phương đệ quy nhỏ nhất, báo cáo đã đưa ra 3 mô hình dự báo, ứng dụng để dự báo phụ tải cho TP.HCM.

Báo cáo cũng đã trình bày chi tiết nguyên lý, quy trình thiết kế và quy trình dự báo của mô hình APLP

Mô phỏng được hiện hiện trên phần mềm Microsoft Exel 2013, kết quả được dùng để chứng minh hiệu quả và tính chính xác của mô hình.

Trong đó, với mô hình dự báo APLP ứng dụng để dự báo phụ tải cho TP.HCM, ThS NguyễnLê Duy Luân đề nghị

  • Cần xem xét đến biến NGÀY NGHỈ để giảm sai số dự báo.
  • Cần có bước lọc và phân loại ngày dự báo, có thể ứng dụng phần mềm để tăng tính chính xác của dự báo.
  • Xem xét đến các biến thời tiết khác như độ ẩm, bức xạ mặt trời, tốc độ gió…
  • Xem xét kết hợp mô hình APLP với các kỹ thuật dự báo khác để gia tăng độ chính xác của dự báo.
  • Xem xét ứng dụng mô hình APLP để dự báo thông số nhiệt độ, độ ẩm, công suất gas tiêu thụ của đô thị, lượng tiêu thụ dầu quốc gia…

*Ngày 6/11, tại Khoa Xây dựng (Đại học Kiến trúc TP.Hồ Chí Minh) cũng diễn ra buổi sinh hoạt học thuật với phần thuyết trình của TS.Đào Đình Nhân – giảng viên Bộ môn Cơ học ứng dụng  chủ đề: Một số vấn đề tải trọng gió khi phân tích nội lực trong kết cầu nhà cao tầng.



Các giảng viên khoa Xây dựng thảo luận về các nội dung học thuật trong bài báo cáo chuyên đề của TS Đào Đình Nhân

Qua bài thuyết trình, TS. Đào Đình Nhân đã trình bày các nội dung: Cách xác định thành phần tĩnh và động của tải trọng gió; Mô phỏng tải trọng gió trong khi phân tích nội lực kết cấu khung nhà cao tầng; Các chú ý khi phân tích động lực học của hoạt tải gió.

Bài báo cáo của TS.Đào Đình Nhân đã thu hút sự tham gia thảo luận sôi nổi về học thuật của các giảng viên Bộ môn Cơ học ứng dụng.

L.Hương

Tin khác
 Fanpage Khoa Quy hoạch
 Fanpage Trường
 Phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ
Bản quyền © 2012 thuộc về Trường Đại Học Kiến Trúc TP. Hồ Chí Minh