Sinh hoạt học thuật khoa Khoa học cơ bản tháng 03 năm 2018

Ngày 23/03/2018

Trong hai ngày 22-23/03, khoa Khoa học cơ bản đã tổ chức thành công hai buổi sinh hoạt học thuật, thu hút sự tham gia thảo luận sôi nổi của các giảng viên.


ThS Nguyễn An Thụy trình bày chủ đề SHHT "Wabi Sabi" chiều ngày 22/03/2018

Cụ thể, chiều ngày 22/03, ThS Nguyễn An Thụy (bộ môn khoa học xã hội)  đã trình bày bài sinh hoạt học thuật chủ đề “ Quan niệm thẩm mĩ Wabi Sabi trong văn hóa Nhật Bản”.

Theo ThS Nguyễn An Thụy, “Abi Sabi” là một trong những khái niệm quan trọng của mỹ học Nhật Bản. “Wabi” là cảm giác bình yên, giản dị và hài hòa với thiên nhiên, còn “ Sabi” là vẻ đẹp mong manh, không vĩnh cửu của tạo vật trước vết tích thời gian. Kết hợp lại với nhau, “Wabi Sabi” đại diện cho vẻ đẹp thuần khiết, đơn sơ và không hoàn hảo của tự nhiên, vạn vật.   

Khái niệm này xuất phát từ quan điểm vô thường của triết lý Phật giáo Đại thừa và ảnh hưởng sâu sắc đến cảm thức thẩm mỹ của con người Nhật Bản. ThS Nguyễn An Thụy đi sâu vào tìm hiểu và làm rõ những ảnh hưởng của “Wabi Sabi” trong đời sống văn hóa Nhật Bản ở các lĩnh vực văn học nghệ thuật và kiến trúc.

Bài sinh hoạt học thuật của “Wabi Sabi” không chỉ giúp ích cho việc giảng dạy học phần “Văn hóa học” của chuyên ngành kiến trúc nội thất nói riêng, mà còn làm rõ hơn ý nghiax, vai trò và sự ảnh hưởng của văn hóa trong ngành thiết kế nói chung.

 * Sáng ngày 23/03, tại văn phòng khoa Khoa học cơ bản cũng diễn ra buổi sinh hoạt học thuật chủ đề “Ứng dụng toán và khoa học tự nhiên vào dịch học – một lĩnh vực xã hội nhân văn cổ điển”.

Bài báo cáo sinh hoạt học thuật do TS Nguyễn Thế Cường (bộ môn khoa học ứng dụng) trình bày.

TS Nguyễn Thế Cường phân tích: Thế giới thực tại là một tổ chức – một hệ thống. Do đó, các lĩnh vực khoa học nghiên cứu thế giới thực tại cũng gắn kết chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể, cấu thành một hệ thống, trong đó thể hiện những quy luật và những tính chất đa dạng nhưng thống nhất của thế giới thực tại. Trong đó, minh chức cho sự thống nhất của các khoa học thực tế có nhiều mô hình, nguyên lý, định luật ở các ngành khoa học khác nhau lại tương tự nhau mà nguyên nhân là sự giống nhau về cấu trúc của các sơ đồ khái niệm.

Bởi vậy, theo TS Nguyễn Thế Cường, có thể tin rằng toán và khoa học tự nhiên có sơ sở hoặc có thể vận dụng trong nhiều lĩnh vực xã hội và nhân văn.

Báo cáo trình bày ba nội dung chính: Dịch học sơ khia dựa trên triết lý âm dương và tư tưởng ngũ hành của người Việt cổ nhằm giải thích cấu trúc và vân động của vũ trụ, vạn vật và con người là thành tựu khoa học tuyệt vời; Thử nghiệm xây dựng cơ sở toán học, vật lý, triết học duy vật biện chứng cho Dịch học để học thuyết có nền tảng khoa học, thoát khỏi màu sắc huyền bí và mê tín dị đoan; Những kết quả mới bổ sung và chỉnh sửa Dịch học cổ điển vài ứng dụng vào khoa học đời sống.

Tin khác
 Fanpage Khoa Quy hoạch
 Fanpage Trường
 Phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ
Bản quyền © 2012 thuộc về Trường Đại Học Kiến Trúc TP. Hồ Chí Minh